NHỮNG KHẢ NĂNG LẠ LÙNG (7)

Những Khả Năng Lạ Lùng  (tt)

 

Xem Mục NHỮNG KHẢ NĂNG LẠ LÙNG (các bài trước)

Trong thời gian nghiên cứu, nhiều lúc tôi nghĩ với chútthú vị là chuyện khoa học giả tưởng đã giúp một cách đắc lực trong việc chuẩn bị cho ta vềNhận Thức bằng Cảm Năng Cao - Higher Sense Perception HSP. Nhân vật "Esper" nổi tiếng trong loạt phim khoa học giả tưởng,giao tiếp với bạn bè mà không ai hay biết, có thể không là giả tưởng chút nào. Đại Tá Jim, là một Đại Tá trong quân đội, là ngườikhéo che dấu vàrất có tài năng, đã làm việc có tính xây dựng cao độ cho đất nước của mình. Nhiều khả năng của ông thấy tương tự như của Paul. Tôi đã thuyết phục được ông dành cho tôi trọn một ngày, để chúng tôi có thể đi vào chi tiết về khả năngHSP của ông. Như trong trường hợp của Paul, ở đây tôi chỉ có thể viết lại một cách ngắn gọn mà thôi.
Khi Đại tá Jimkhởi sự làm một dự án khoa học cho quân đội, như soạn bản trình bầy hay đồ án lớn cho việc của quân đội, ông bắt đầu xem xét trong trí tất cả thông tin có sẵn. Ông duyệt lại mọi khía cạnh của vấn đề, rồi thẩm định tất cả những ý tưởng mà trí óc luận lý của mình có thể nghĩ ra. Ông làm việc cật lực theo cách ấy trong nhiều ngày. Tới một lúc nào đó, toàn thể dự án hay sơ đồlóe ra trong trí như là trọn khối mà ông có thể diễn tả ra bằng chữ, câu văn và biểu đồ; ông chỉ bằng lòng với kết quả sau khi điều này xảy ra. Ông được mọi người biết về việc thuyết trình chính xác, rõ ràng, cũng như biểu đồ của ông về trọn dự án chỉ cần liếc mắtmột cái là hiểu ngay. Chúng được dùng trong nhiều ban của bộ quốc phòng, và sự hữu hiệu của nó lan đến tai Toà Bạch Ốc. Những biểu đồ lóe vào trí ông ngay lập tức và đầy đủ,trưng ra trọn khái niệm, sơ đồ hayý tưởng. Qua nhiều năm ông học được là chấp nhận và dựa vào cách làm việc này. Tới bây giờ ông vẫn đang tìm hiểu cách sự việc diễn ra. Vì thế ông sẵn sàng thảo luậnkinh nghiệm của mình.
Đại tá Jim có một khả năng khác kỳ lạ hơn. Khi cố gắng thẩm định tình trạng hay người nào thì vài ký hiệu lóe ra trong trí. Những ký hiệu này đi kèm với ý nghĩa cho ông tóm lược về tình trạng hay ai đó. Ký hiệu có thể cho hay là sự việc không như ông tưởng mà nên nhìn kỹ hơn. Nó có thể cho ông biết rằng ai đó nói thật hay không;rằnghọ có đáng tin hay không thể tin được họ. Có lẽ nên đưa thí dụ về loại nhận thức này để thấy cách nó làm việc.
Có nhân viên dưới quyền Đại tá Jim trong nhiều năm sắp được thăng lên một chức vụ quan trọng và tế nhị trong bộ quốc phòng. Những người có trách nhiệm thông qua lý lịch cá nhân cho công việc tối mật này hỏi ý kiến Đại tá Jim. Ôngcho nhận xét tuyệt hảo về việc làm và hành vi của nhân viên. Tuy nhiên câu hỏi chót làm ông thật khó trả lời, là "Nếu là người có trách nhiệm đặt họ vào chỗ rất tế nhị này thìông làm không?"
Khi tên người nhân viên được nhắc tới thì một ký hiệu luôn luôn lóe ra trong trí, cho ông hay rằng, "Có gì đó không ổn ở đây. Chuyện không như ông tưởng." Đại tá Jim đã học được là tin tưởng vào nhận xét nội tâm trong nhiều dịp, nên khi được hỏi thêm về nhân viên, ông giải thích là không có lý do hợp lý nào cho ý kiến của ông.Ông được hỏi thì phải trả lời và ông không biết tại sao.
Một thời gian sau ông lại được hỏi lần nữa, cặn kẽ chi ly hơn về nhân viên. Ông lại có một bài tường trình thuận lợi về cách làm việc và tư cách của người đó. Tuy nhiên khi tới câu hỏi cuối, ông vẫn phải trả lời rằng cho chính mình thì ông không chịu trách nhiệm trong việc bổ nhiệm họ vào việc làmtối mật. Ông thấy người này vui vẻ và dễ tính, ông thích họ và không có gì để chống đối họ cả, nhưng ông không thể sửa đổi câu trả lời cho câu hỏi chót.
Đại tá Jim được tiếng là người có óc phán đoán rất khéo trong những trường hợp như vậy, nên trước khi có quyết định sau cùng,người ta làm một cuộc điều tra khác. Có gì đó trong cách làm việc, thái độ hay tư cách của nhân viên này làm Đại tá Jim ngần ngừ hay sao? Đại tá không thể nghĩ ra có chuyện chi.
Trong lúc đó, tình báo quân đội kiểm tra lại hồ sơ của nhân viên này lần nữa. Trọn binh nghiệp của họ trước, và trong cuộc Thế chíến thứ hai và trong thập niên sáu mươi, dường như theo thứ tự trọn hảo. Thời gian ở trung học và gia cảnh đã được xem là hợp lệ từ lâu. Nhân viên này cứ từ từ lên chức với hồ sơ tốt đẹp.Tới lúc được chỉ định làm việc tối mật, quân bạ cho thấy điều chi cũng muốn nói họ là người an toàn có ít rủi ro. Đại tá Jim tường trình rất tốt về người này, nhưng sự dè dặt của ông làm tình báo quân đội e ngại.
Cuối cùng người ta điều tra lần nữa về thời trung học và gia cảnh. Họ khám phá là không có aitên này ở trung học đó, không truy ra có gia đình nào như vậy, và chuyện hóa ra anh là gián điệp của Nga. Khi đăng lính, lý lịch gia đình anh được chấp nhận như làviệc đương nhiên. Dù gì, anh cũng chỉ là một người trai nhập ngũ. Trong những bước khác nhau củasự nghiệp, lý lịch của anh được đóng dấu rụp rụp thông qua cho đến chức vụ cao hơnmàkhông ai thắc mắc. Ký hiệu hiện trong trí của Đại tá Jimhàm ý "Có cái gì không ổn" là trục trặc duy nhấtcho lớp vỏ toàn hảo của gián điệp cho Nga.
Trong số các trường hợp trong hồ sơ của tôi, giáo sĩ Stanley làm tôi chú ý vì nhờ ông tôi có  khám phárất là lý thú về khả năng HSP. Một người bạn tốt nghiệp đại học Princeton hỏi anh có thể mang người bà con đến apartment của tôi, để bàn về việc kiếm mạch nước. Người bà con này,giáo sĩ Stanley nhà truyền giáo về hưu, là ông lão trong lứa tuổi tám mươi, rất chân thật và ngay thẳng. Ông luôn có khả năng tìm ra mạch nước, và theo tin tức chính xác thì ông đã tìm ra giếng nước chonhiều người.
Ba chúng tôi thảo luận việc tìm mạch nước, thế rồi tôi hỏi ông thấy gì khi bắt đầu hướng tâm vào việc tìm xem có nước trong đất. Ông bảo cách giải thích hay nhất là cho tôi thấy chuyện gì xẩy ra. Ông sẽ làm cho tôi xem ngay bây giờ và tại đây, trong apartment của tôi, cách que dò mạch nước làm việc ra sao. Ông lấy ra một nhánh cây hình chữ Y mà ông đã bẻ nó trên đường đến chỗ tôi ở. Mỗi tay cầm lấy một nhánh chữ Y ông bắt đầu đi chung quanh căn apartment. Tôi ở lầu ba của một cao ốc có mười hai tầng mới xây ở Manhattan. Ở hai chỗ trong căn apartment, chiếc que dò mạch rung lên, và tuy phần đuôi của chữ Y được giữ chĩa thẳng lên trần nhà, nó bắt đầu cong ngược lại chĩa xuống sàn nhà. Nó vặn cổ tay giáo sĩ Stanley khi làm vậy với một lực mạnh đến nỗi ông không thể nào giữ cho nó đứng thẳng. Một chỗ trong phòng ngủ của tôi và chỗ khác nằm trong góc xa của phòng khách, là hai nơi cho phản ứng rõ rệt. Ông bảo có một mạch nước, hay con suối ở sâu cách chừng năm mươi lăm mét bên dưới đang chảy siết. Tôi không thể chứng minh điều này vào lúc đó, nhưng tôi chắc là ông thực thà khi diễn tả thuật cho tôi thấy.
Tôi cầm thử que dò mạch nước nhưng không có phản ứng nào xảy ra. Người bạn trẻ, tốt nghiệp trường Princeton, cũng thử nhưng hoàn toàn không có hiệu quả gì. Lúc đó,giáo sĩ Stanley mới đề nghị một thử nghiệm khác mà ông nói là đa số mọi người đều làm được. Tôi đứng bên cạnh ông với một tay để lên vai ông, tay còn lại cầm một nhánh  của que dò mạch nước. Ông nắm nhánh kia. Khi chúng tôi tớichỗ ông bảo có nước, que bắt đầu cong xuống với một lực mà tuy tôi có cổ taymạnh cũng không cưỡng lại được. Thanh niên cũng thử và có kết quả tương tự như tôi. Cả hai chúng tôi thật hoang mang về cái lực đã kéo que dò mạch cong xuống sàn nhà.
Tôi hỏi giáo sĩ Stanley là có gì có thể ngăn cản khả năng dò mạch nước của ông chăng. Ông đoan chắc với tôi là bất kể ai làm điều gì, que dò mạch nước vẫn cong xuống trong tay khi ông bước ngang qua nơi có nước. Tôi đã từng làm thí nghiệm với một số vật liệu xem ra có thể ngăn cản vài loại khả năng HSP. Tôi quấn hai tay ông với vật liệu đó nhưng trong mỗi trường hợp cái que vẫn cong xuống như thường. Khi đó ông nói một câu thật đáng chú ý với tôi.
– Bác sĩ này, không phải là tay tôi mà là đôi chân, tôi cảm được năng lực đi xuyên qua đó.
Thì ra ông không thấy là cần phải cho tôi hay về điều này. Thế là tôi kêu ông đứng lên vật liệu đó, ông lạ lùng quá đỗi thấy cái que dò mạch nước không cong nữa. Hoàn toàn không.
Tôi nghĩ tự nhiên là không có cách chi để kiểm chứng, xem có dòng nước nào đang chảy năm mươi thước bên dưới căn apartment của tôi. Tuy nhiên vài tháng sau, tôi hỏi người gác cửa về tiếng máy mà thỉnh thoảng tôi nghe vào ban đêm. Anh cho hay là nó bơm nước rabên dưới móng nhà của cao ốc. Tôi hỏi người quản lý cao ốc để biết thêm chi tiết. Họ nói khi cao ốc được dựng lên, nhà thầu đào trúng mạch nước và không thể nào bít nó lại hoàn toàn, nên họ đặt bơm nước để mang nước ra. Nó nằm ngay dưới căn apartment của tôi. Thì ra giáo sĩ Stanley đã không sai chút nào !
Sau kinh nghiệm này tôi bắt đầu chú ý về thuật dò mạch nước. Tôi tìm ra là quân đội Anh quốc đã dùng người tìm mạch để kiếm nước cho quân lính của họ ở Bắc Phi trong suốt Thế Chiến thứ hai. Tôi cũng được biết chính phủ Canada dùng người dò mạch để tìm nước cho dânđịnh cư các tỉnh vùng đồng cỏ. Cònvăn phòng ấn loát của chính phủ nướcchúng ta lại cho in ra những tờ thông báo chính thức, nói thẳng thừng là không có thuật tầm thủy. Chuyện này làm tôi nhớ lại một lá thư do giám đốc Văn Phòng Phát Bằng Sáng Chế viết gửi cho Tổng Thống Hoa Kỳ vào khoảng giữa thế kỷ 19. Thư đề nghị là Văn Phòng Cầu Chứng nên đóng cửa,vì những gì có thể được phát minh thì đã phát minh rồi. Dĩ nhiên, ai dò mạch nước đã tìm được ngay nơi có nước rất hiệu quả, mà chẳng bận tâm đến ý kiến của quan chức cho rằng không hề có khả năng như thế.
Một trong những câu chuyện lý thú nhất về vịệc tìm mạch nước là của một người bạn tôi, anh không dằn được và nhìn nhận là có khả năng tìm mạch nước, khi tôi bắt đầu kể cho anh hay về việc nghiên cứu của mình. Anh là viên chức điều hành nhiều cơ sở thương mại, gồm mạng lưới nhiều đài truyền thanh và truyền hình. Anh tốt nghiệp đại học và làm việc hậu đại học tại University of Michigan về điện tử và vật lý. Năm 1958 anh nhận bằng L.L.D. danh dự của một đại học vùng trung tây. Anh thuộc một gia đình Hoa Kỳ nổi tiếng có những hiến tặng đáng kể cho đời sống quốc gia của chúng ta. Khi xin phép Perry để kể ra kinh nghiệm của anh, anh gửi tôi bài viết dưới đây mà tôi thấy hay nhất là để chính anh kể lại.
"Hồi đầu thập niên 1950, chúng tôi muốn có một căn nhà nghỉ mát mùa đông dưới chân ngọn Catalina Mountains, cách thành phố Tucson tiểu bang Arizona khoảng 29 km phía đông bắc. Sau khi mua được chừng 240 mẫu đất trống chung quanh căn nhà tính xây, chuyện đầu tiên phải làm là tìm nơi có nước. Tất cả những căn nhà ở trang trại xây trước đó dọc theo chân núi Catalina đều có giếng. Những giếng này có được bằng cách đặt chất nổ để làm nổ đá hoa cươngrắn chắc, vì ngay bên dưới núi gần như toàn là đá cứng. Tôi thuê một người bạn thợ mỏ phá đá làm giếng. Anhchỉ biết sơ về việc này nên chọn một nơi mà phải mất đến sáu tháng mới hoàn tất việc phá đá đào giếng. Giếng có dạngchứa được 4.000 gallons (khoảng 15142 lít) nước. Khi hoàn tất giếng bắt đầu nhận khoảng1,5 gallon (5,7 lít) một phút. Phải mất nhiều tháng trời giếng mới được nhậnlượng nước đủ để nói rằng đó là một cái giếng hoạt động tốt.
"Yên tâm là có đủnướccung cấp, chúng tôi bắt đầu cho xây căn nhà có hồ bơi. Hồ bơi cần có khoảng 20.000 gallons (khoảng 76.000lít) nước cùng với 13.000 gallons (khoảng 50.000 lít) để làm đầy những bồn chứa chung quanh. Sau khi căn nhà được hoàn thànhvà chúng tôi trở về Michigan, người đang mướn nhà ở đó hớt hãi gọi cho hay là giếng nước đã khô cạn hoàn toàn. Tôi quay trở lại Arizona để kiểm chứng thì thực như vậy. Chúng tôi không có chút nước nào và dường như viễn ảnh để có nước thì hết sức xa xôi, vì tất cả những giếng trong vùng đang tạm thời bị mất nước.
"Tôi đến khoa Địa Chất của University of Arizona, trình bày cảnh ngặt nghèo của mình và nhờ họ cố vấn. Không cần đợi lâu họ cho hay rằng tôi đã làm điều sai lầm lớn nhất trong đời, và rằng họ có thể chứng minh về mặt địa chất, là không có chuyện có nước trong nguyên khu vực mà trang trại chúng tôi nằm trong đó. Họ lấy bản đồ ra chỉ cho tôi xem. Tự nhiên là trong tình cảnh như thế chúng tôi hết sức lo lắng,và đi tìm bất cứ khuyên bảo nào có thể có được.
"Có người đề nghị cách chót hết là hỏi ý kiến của người tầm thủy (Water Diviner). Tôi bằng lòng ngay,nghĩ rằng khoa học không thể tìm ra nước cho chúng tôi thì nhờ đến thầy bà may ra khá hơn. Thế là hai người tầm thủy được chọn ngay. Điều kiện họ đưa ra khi nhận việc thật là hấp dẫn. Họ chỉ giản dị nóinếu không tìm ra mạch nước thì không lấy tiền. Còn nếu tìm ra được mạch nước, chúng tôi có thể trả công mà chúng tôi thấy là xứng đáng. Họ cắt vài nhánh cây Paloverde kết thành hình một cái ná chữ Y, với cành có thể cầm chắc bằng cả hai bàn tay thẳng góc với nhau. Họ đi tới lui trong khắp khu đất của chúng tôi khoảng nửa ngày.
" Sau nhiều giờ theo dõi công việc này, cuối cùng tôi kết luận là nhánh cây sẽ chuyển từ vị trí nằm ngang sang thẳng đứnghay ngược lại, tùy theo sức ép từ cánh tay và bàn tay. Thực vậy, tôi bảo họ rằng tôi nghĩ mình có thể làm cho nhánh cây này di chuyển lên xuống giống như họ làm, chỉ bằng cách vặn vẹo cổ tay. Họ nói ngay.
– Ông muốn thử không?
Tôi nắm chắc hai nhánh cái ná trong hai tay thẳng góc với nhau, nhất quyết không cho nó nhúc nhích trong tay mình cho dù có gì xảy ra. Khi bước tới vị trí họ cho biết là có nước, nhánh cây bắt đầu chúc xuống với lực và tôi không thể giữ nó yên trong tay. Thực thế, nó xoáy làm tróc vỏ cây khỏi cành trong tay tôi. Sau khi tôi bước ra khỏi vùng này thì nhánh cây lại trở về vị trí thẳng góc như trước. Ai nấy kinh ngạc thấy tôi lại là người tìm mạch nướctài hơn họ. Cả hai nói rằng nhánh cây đáp ứng mạnh hơn ở trong tay tôi hơn là tay họ.
"Sao đi nữa chúng tôi quyết định là thử khoan lấy nước ở chỗ tìm ra. Một cây cọc được cắm sâu xuống đất ở đó. Chuyện kế tôi làm là gọi cho hãng đào giếng có tiếng nhất trong vùng, đặt họ làm một cái giếng. Người của hãng hỏi tại sao tôi lại chọn điểm đặc biệt này để đào, tôi cho họ hay là nhờ thuật tầm thủy, nghe vậy họ đưa tay lên kêu trời rồi từ chối không nhận làm. Họ nói đây là việc phí phạm thời giờ và tiền bạc, và bởi phải khoan xuyên qua đá suốt từ trên xuống dưới,chi phí sẽ cao thấu mây xanh. Họ chỉ giản dị không muốn chịu rủi ro cho công việc mong manh.
"Chót hết tôi thắng và cho họ hay là mình sẽ nhận hết trách nhiệm, và đặt họ khoan một cái giếng có đường kính là 6 inch (15 cm) và chiều sâu là 200 bộ (60 m) nếu cần.Trước đó hai người tầm thủy cho hay là chúng tôi có thể tìm được nước ở khoảng sâu 120bộ (36 m), và có thể có được 20 gallons (76 lít) nước một phút. Điều ấy làm tôi kêu họ khoan sâu xuống 60 m. Họ bắt tay vào việc còn tôi trở về Michigan.
"Khoảng ba tuần sau tôi nhận được cú gọi của hãng đào giếng, cho hay vào lúc đó họ đã khoan sâu xuống tới 26 thước chỉ toàn xuyên qua đá hoa cương. Ngày hôm trước họ khoan trúng silicone và năm mũi khoan bị gãy, vì vậy họ cho tôi cơ hội để nếu muốn thì hủy bỏ dự án này lần nữa. Tôi vẫn khăng khăng kêu họ tiếp tục khoan, vì nhà tôi chẳng có ích gì nếu không có nguồn nước.
"Khoảng hai hay ba tuần nữa tôi lại cóđiện thoại, cho hay họ đã rút dàn khoan lên và bỏ hẳn không đào nữa. Tôi hỏi ngừng ở đâu thì họ trả lời,
– "Chúng tôi bỏ ở119bộ (36 thước)."
– "Tại sao lại ngừng ở đó? Quí vị biết là tôi đã đặt khoan đến 200bộ nếu cần."
Họ trả lời ngay.
– "Bởi vì chúng tôi đã khoan trúng mạch nước thật lớn không tưởng tượng được ở 119bộ."
Tôi hỏi nước chảy mạnh cỡ nào, thì họ ước lượng sát nhất là khoảng mười tám gallons một phút!
"Sau khi tôi về lại Arizona, mẫu nước được gửitới University of Arizona để thử. Họ không thể tin rằng có mạch nước. Họ bảo nước rất tốt và gửi người xuống để coi giếng. Từ đó cứ sáu tháng là họ tới xem vậy mà họ vẫn không thể giải thích về mặt địa chất sự kiện là chúng tôi có giếng hoạt động quá tốt. Giếng tiếp tục cho nước tốt lànhvới lượng nước nhiều cho chúng tôi hơn tám năm nay. Nhìn xa hơn nữa thì có vẻ như giếng sẽ tốt vô hạn định."
Trong việc nghiên cứu nhiều nhân vật có HSP, tôi cố gắng tìm càng nhiều loại khả năng càng tốt. Một lúc kia Kay nhắc đến hai người bạn của cô có thể đọc được khi bịt mắt. Tôi chưa nghiên cứu loại HSP riêng biệt này thế nên, một tối mùa xuân năm 1959, Kay đến nhà tôi ở New York với hai người bạn Joan và Mary có khả năng vừa kể. Kay bảo dành nửa buổi đầu cho họ cảm thấy tự nhiên,và làm họ chịu hợp tác với việc nghiên cứu tôi đã định.
Kay giải thích là chỉ tình cờ mà Joan khám phá ra khả năng đọc được bằng cách sờ. Một lần kia họ đi chơi chung với nhau, chuyện trò có dính dáng tới việc làm của bác sĩ Rhine. Để cho qua thì giờ, họ quyết định xem có thể đoán lá bài bằng phương pháp của bác sĩ  Rhine. Kay bịt mắt Joan, sau đó cô lấy xấp bài úp từng quân bài xuống bàn; tới phiênJoan để ngón tay mình lên từng lá. Kay ngạc nhiên thấy Joancó thể đoán trúng hết các lá bài,cònJoanđâm ra sợ chuyện nàyvà từ chối không làm gì có liên quan đến nó lúc ấy. Thỉnh thoảng Kay dụ được cô làm lại thí nghiệm đó thì kết quả cũng lạ lùng y hệt vậy. Mary thì không sợ hãi gì khả năng HSP của mình; cô hoàn toàn chịu hợp tác nhưng mức nhậy cảm không bằng của Joan. Tôi tìm cáchkhiến cho hai cô được thoải mái trước khi làm thí nghiệm. Sau một vài hớp rượu Joan hóathư thái đủ để không sợ hãi lo lắng. Vì lý do nào đó, bất cứ HSP nào cũng có vẻ lạ lùng và đáng sợ với cô.
Những lúc hứng lên tôi hay cắt hình trong tạp chí. Có cái là hình chụp, cái khác là hình quảng cáo với chữ hay trọn những câu chạy ngang qua hình hay bên dưới. Tôi bịt mắt Joan lại rồi mỗi lần để một hình trước mặt cô. Cô đặt đầu ngón tay mình trên bức hình rồi di chuyển chung quanh nó, mô tả cái cây chỗ này, dòng nước chỗ kia, chiếc tàu, trẻ con trên bờ sông, hoa, và trong đa số trường hợp cô đọc mẫu tự và chữ thật rõ ràng.  Vài vật trong bức hình mà cô tả thì rất nhỏ,đến nỗi tôi phải nhìn sát vào hình mới thấy. Cô xem như vậy hình này sang hình kia.
Mary, cô thứ hai, không nhạy cảm như Joan và cảm nhận của cô có phần khác. Cô cảm được "sự ướt át" khi sờ vào hình nơi có dòng nước, "sự dính dính" khi cô sờ vào hình có kem sô cô la, "bong bóng nước" khi cô sờ vào hình một ly bia đầy bọt. Hình như Mary cảm được khi đụng vào là vật ra sao và tính chất của nó, hơn là thấy hình ảnh khi nhìn bằng mắt.
Tôi chợt nảy ra ý muốn tìm xem sự nhạy cảm mà Joan và Mary lộ ra, có bị giới hạn chỉ vào đầu ngón tay hay không. Tôi kêu họ thử để cùi chỏ lên bức hình xem sao, Joan vẫn đọc được bức hình với đầu cùi chỏ nhưng không giỏi bằng khi dùng ngón tay. Mary cũng cảm được tính chất và sờ vào vật trong hình thì thấy sao, nhưng cũng không rõ bằng ngón tay.
Tôi mới đặt thử vài vật liệu trên hình và trên hàng chữ,  để xem nó có ngăn cản khả năng đọc của Joan và Mary hay chăng. Tôi dùng cùng vật liệu đã dùng trong trường hợp tìm mạch nước. Lạ lùng biết bao khi tôi khám phá rằng chất liệu này ngăn khả năng nhìn hình của cả hai cô.
Cho tới bây giờ tôi vẫn chưa có thì giờ theo đuổi việc nghiên cứu về chất liệu có khả năng ngăn cản này. Đó là cả một dự án để nghiên cứu. Nếu kẻ thù của chúng ta có lúc biết cách sử dụng HSP theo cách có hại cho quốc gia này, thì điều rất quan trọng là biết vật liệu gì có thể ngăn chận khả năng ấy. Rồi có thể cũng có vật liệu tăng cường khả năng nhạy cảm này. Phải chờ mới biết được.
(còn tiếp)